Có lẽ đây là một câu hỏi mà mình thấy rất hay và rất cần thêm những chia sẻ của mọi người, mình sẽ làm một Vlog nhưng mà chắc sẽ viết ở bài viết này trước.Trước khi vào bài viết mình xin nhấn mạnh đây là kinh nghiệm và nhận định cá nhân không phải là công thức chuẩn hay gì cả.
Thay nước tưởng rằng là một việc đơn giản nhưng mình đánh giá là công việc quan trọng “bậc nhất” đối với anh em chơi thủy sinh.Thay nước có tác dụng gì vậy ? Tóm gọn thì mình nghĩ :
- Loại bỏ các độc tố, chất cặn hữu cơ, bụi bẩn.
- Cung cấp cả oxy C02.
- Loại bỏ dinh dưỡng thừa nếu nhả hoặc châm quá liều.
- Giúp chính chúng ta người chơi có giây phút thư giãn, giảm stress (tùy người )
Vậy quay lại vấn đề bạn thay nước như thế nào, sau bao lâu thì bạn thay nước? Cá nhân mình thấy thì không có công thức cụ thể vì nó phụ thuộc vào tình trạng của bể bạn nữa.
- Bể ổn định : Mình thường thay một tuần một lần mỗi lần tầm 40-50% nước, nếu có thêm thời gian có lẽ mình sẽ thay tuần 2 lần.
- Bể có vấn đề: ví dụ như thừa dưỡng, rêu hại thì sẽ thay nhiều hơn có thể là cách ngày hoặc 2 ngày thay một lần, mỗi lần 40-50%, thay đến khi thấy ổn.
- Bể mới setup: Lúc mới đổ nền thì chắc là thay vài lần để hút hết cái bụi bẩn do nền, lũa mới setup, sau đó thì cách ngày lại thay kết hợp bổ sung vi sinh, nếu lũa ra màu nhớt thì có lẽ sẽ kéo dài giai đoạn thay nước kiểu này dài hơn.
Nguồn nước thay vào như thế nào ?
Mình thay trực tiếp từ nước máy luôn, vì nước tòa nhà đã qua bồn chứa nên lượng Clo thấp, mình khuyến khích anh em thay nước máy sau khi Clo đã được khử gần hết (nhận biết qua mùi clo), a em thay nước RO thì càng tốt.Nước thì tùy khu vực khác nhau nên a em có điều kiện kiểm tra thông số là tốt nhất, cố gắng TDS dưới 100.
Mình không khuyến khích thay bằng nước giếng vì mình thấy hầu hết nước giếng nhiều tạp chất, kim loại… dẫn đến việc khó kiểm soát.
- Lúc thay nước đưa gần vòi xuống đáy lắc nhẹ để bụi bẩn, lá rữa thối bay lên bị hút ra ngoài theo đường ống, đây là việc cực kỳ quan trọng nó giúp loại bỏ các chất thải hữu cơ, độc tố chính là giúp bể bạn sạch sẽ ít rêu hại.
- Khi thay nước kết hợp luôn việc vớt các lá rụng hoặc tỉa các lá vàng, héo một công đôi việc.
- Chú ý đừng hút nền hoặc cá, tép, ốc ra ngoài.
- Với các bể có cốt nền cũng chú ý tránh để mực nước thấp khi thay nước đầu vào mạnh có thể gây sối.
Tất cả điều đúng sai sẽ được thể hiện rõ nét qua bể của các bạn, kết quả bạn chơi chứ ko chỉ đơn giản là lời nói !
Chúc anh em có bể căng, sạch, đẹp !—————————————————————-http://facebook.com/bucepviethttp://youtube.com/bucepviet