Carbon là 1 nguồn dinh dưỡng đa lượng mang tính sống còn trong môi trường thủy sinh. Carbon có trong nước từ nhiều nguồn khác nhau như từ cá, tép thở, cây quang hợp, lượng Carbon tan vào nước từ không khí…
Trong bài này, mình xin chia sẽ những cách trộn co2 hiệu quả nhất và giải thích những ngộ nhận của các bạn về co2.
Đầu tiên, các bạn mới chơi hay hiểu nhầm là khí co2 trộn tan hoàn toàn, không còn bọt khí li ti bắn ra từ dòng out của lọc là hiệu quả nhất. Điều này chưa thật sự chính xác. Nói 1 cách dễ hiểu là lượng khí co2 hòa tan trong nước từ 2 nguồn khác nhau là: trộn hết 100%, và từ bọt li ti đánh thẳng vào cây. Vậy nên nếu cục sủi co2 hiệu quả 30%, trộn cánh quạt tan hết co2 hiệu quả 80-90% thì nếu kết hợp cả 2 thì hiệu quả sẽ là 120%.
Mình sẽ lên danh sách những cách trộn co2 thông dụng và nêu ra điểm mạnh yếu của từng loại như sau:
1. Cách trộn co2 cổ điển nhất là bằng cốc sủi co2 trong hồ
– Điểm mạnh: dễ dàng sử dụng, đôi lúc có thể làm trang trí, hiệu ứng đẹp
– Điểm yếu: lãng phí co2, trộn không hiệu quả vào nước (20-30%), phải vệ sinh thường xuyên.
Kết luận: cốc sủi co2 nên sử dụng cho những hồ nhỏ, những hồ không cần quá nhiều co2 như hồ rêu, dương xỉ, hồ ít đèn – low tech.. Điểm: 3/10
Lời khuyên: nên để cốc sủi dưới dòng out của lọc để nước đưa bọt khí co2 đi khắp hồ.
2. Trộn co2 bằng bộ trộn cánh quạt ngoài như của hãng ista.
– Điểm mạnh: trộn co2 cực hiệu quả (80-90%), vẫn có bọt li ti đánh thẳng vào cây, ít phải vệ sinh
– Điểm yếu: làm giảm dòng của lọc, đôi lúc bị nghẹt cánh quạt
Kết luận: trộn ngoài cánh quạt cực hiệu quả, có thể dành cho mọi loại hồ, nhưng khi dùng trộn cánh quạt nên để ý đến dòng chảy, phải đảm bảo dòng chảy mạnh để luân chuyển co2 khắp hồ
Lời khuyên: nên dùng bơm mạnh cho trộn kiểu này, nếu có thể thì kết hợp với loại sủi chữ T ở mục 3
3. Trộn co2 bằng bộ trộn chữ T mufan hay của Jbl
– Điểm mạnh: Không giảm dòng lọc, bọt li ti bắn ra rất hiệu quả
– Điểm yếu: gây nhiều bọt li ti trong hồ, 1 số người chơi không thích. Phải vệ sinh miếng sứ trong trộn, hơi lãng phí co2 nếu cho 1 lượng lớn co2 vào hồ, bọt khí sẽ nổi lên mặt nước tương đối nhiều
Kết luận: dành cho hồ cần 1 lượng lớn co2, lọc yếu hoặc người chơi không thích bị giảm dòng chảy. Nên kết hợp với trộn cánh quạt ista.
4. Trộn co2 bằng bộ trộn ngoài kiểu jagno, plant care
– Điểm mạnh: ít gây giảm dòng, trộn hiệu quả, không gây bọt ở đầu out
– Điểm yếu: khi cho 1 lượng lớn co2 vào thì hiệu quả bị giảm, phải đi kèm với lọc mạnh, không có bọt ti li cũng là 1 khuyết điểm của dòng trộn loại này.
– Kết luận: Dành cho người không thích bụi co2 trong hồ, dành cho hồ không cần 1 lượng lớn co2
– Lời khuyên: nếu kết hợp với loại phun bọt ti li thì hiệu quả sẽ rất cao
5. Cho co2 thẳng vào dòng in của lọc
– Điểm mạnh: không gây giảm dòng, không tạo bọt, trộn co2 hiệu quả
– Điểm yếu: tuy KHÔNG gây chết vi sinh nhưng dễ làm lọc bị AIR, phải qua 1 cốc sủi trước khi vào lọc nếu không sẽ không hiệu quả, không có bọt co2 đầu out
Lời khuyên: cẩn thận khi mất điện, sẽ gây air lọc và ảnh hưởng máy bơm
6. Cho co2 thẳng vào máy bơm của lọc
– Điểm mạnh: không giảm dòng, rẻ tiền, chỉ cần dùng máy bơm đánh nhuyễn co2 và bắn hạt li ti ra
– Điểm yếu: nếu cho 1 lượng lớn co2 vào thì máy bơm đánh không kịp, sẽ rất phí co2, bọt ra nhiều nên hơi mất thẩm mĩ
7. Dùng máy bơm nhỏ để trong hồ thổi bọt co2
– Giống mục 6
Tổng kết:
– Trộn nhuyễn co2 tan 100% tuy tốt, nhưng nếu có thêm bọt khí li ti bắn ra và đưa khắp hồ thì sẽ còn hiệu quả hơn nhiều.
– Có nhiều cách trộn tùy vào sở thích và mục đích từng người, không có loại nào là hoàn hảo nhất. Các bạn trải nghiệm và sẽ cảm thấy loại nào phù hợp với mình
– Riêng mình nếu lọc cực mạnh mình sẽ dùng loại cánh quạt ista, hoặc kết hợp ista và trộn chữ T, nếu lọc yếu hơn mình sẽ dùng chử T hoặc kết hợp nó với plant care.
Chúc các bạn thành công.
nguồn thuysinhaz