1. Thông tin cơ bản về đa lượng Phosphates (P)
– là 1 trong 3 dinh dưỡng đa lượng chính của hồ thủy sinh, nhưng khác với Nitrogen và K+, Phosphate chỉ cần 1 lượng nhỏ hơn nhiều. 1 hồ thủy sinh ổn định thường có độ Po4 là 1 đến 2 ppm (1 đến 2 miligram trong 1 lít). Những hồ chơi rêu, ráy, dương xĩ thì chỉ cần độ P 0,5 ppm là cũng ổn. Hồ cây có thể đưa Po4 lên 3-4 ppm nếu cung cấp đủ co2 và ánh sáng. Po4 trên 4 ppm gây chết cá hàng loạt.
– Phosphates ít khi thiếu hụt trong môi trường thủy sinh vì nó được sinh ra từ phân cá, thức ăn thừa, lá chết, và cả trong 1 số nền thủy sinh.
– Hồ thiếu hụt phosphates thường dẫn đến việc mất cân bằng dinh dưỡng nhanh chóng, gây rụng lá, vàng lá, chết cây, và bùng phát rêu hại. Lý do chủ yếu là khi không còn P trong nước, đa số các cây thủy sinh sẽ ngừng hấp thụ những chất dinh dưỡng còn lại trong nước như No3, kali hay cả vi lượng, gây dư dinh dưỡng, cây thì vì đói nên sẽ vàng, đen là, héo úa và chết dần, tất nhiên khi cây yếu, dinh dưỡng dư thì rêu hại tha hồ phát triển.
– Có nhiều triệu chứng của sự thiếu hụt P, và những triệu chứng đó tương tự như thiếu No3 hay vi lượng (vì cây dừng hấp thụ dinh dưỡng) nên cách tốt nhất để biết được hồ thủy sinh có thiếu Po4 không bằng cách dùng dung dịch test Po4 của sera hay jbl. (rêu đốm xanh và tảo lam xuất hiện chưa hẳn là do hồ thiếu po4)
– Thông tin quan trọng: Lượng Po4 trong hồ thủy sinh còn liên quan mật thiết đến lượng co2 bạn cung cấp. Nếu bạn cho quá nhiều co2 vào hồ và ánh sáng tương đối mạnh thì Po4 sẽ có khả năng thiếu hụt

2. Cách tăng giảm độ Po4 trong hồ thủy sinh
Nếu nghi ngờ hồ thiếu po4, các bạn nên test bằng dung dịch. Nếu thấy kết quả bằng 0 ppm thì hãy nhanh chóng cung cấp po4 nếu không hồ bạn sẽ vàng hết cây và rêu hại sẽ phát sinh. Các bạn có thể dùng chai phân nước Seachem Phosphorus (nhưng hơi tốn kém), cách châm và liều lượng có sẵn trên chai nhưng dùng như vậy thì hơi loãng, các bạn nên thẳng web seachem tìm phần tính toán lượng phân nước cần dùng để tăng Po4, mình có đính kèm hình ví dụ.

ác bạn có thể thay nước, cho cá tép ăn ít lại và vệ sinh lá chết trong hồ, vệ sinh lọc và điều chỉnh lượng co2.
Chúc các bạn thành công và luôn có hồ thủy sinh xanh đẹp.

 

Nguồn : thuysinhaz

Comments

comments