Lần này mình xin phép chia sẽ cách dùng phân hóa học khô 1 cách chi tiết và đơn giản nhất. Xin nói trước là chính bản thân mình cũng đánh giá rất cao phân nước của các hãng lớn nước ngoài và cả của những anh em VN như nuphar, thủy mộc, NB, phân nước Lý Vũ… Bài viết này chỉ là thêm cho các bạn một sự lựa chọn mới, đa dạng thêm cách chơi và có thể tiết kiệm được ít nhiều chi phí.
Các bạn newbie nào chưa đọc kĩ bài chia sẽ số 8 của mình về dinh dưỡng căn bản trong hồ thủy sinh thì nên đọc trước cho tiện theo dõi bài về phân khô này, link ở đây:
https://bucep.net/kien-thuc-dinh-duong-can-ban-trong-ho-thuy-sinh/
Bài viết có dùng nhiều kiến thức của bậc thầy thủy sinh Tom Barr và EI Dosing method của ông (all credits go to Tom Barr)
II. The Estimative Index Dosing method (EI dosing)
EI dosing (tạm dịch là phương pháp cung cấp dinh dưỡng theo chỉ số ước lượng) là phương pháp cung cấp dinh dưỡng cho hồ thủy sinh dễ theo và vô cùng hiệu quả. Nguyên lý của nó là người chơi sẽ cung cấp dinh dưỡng mức tối đa cho cây, để cây thủy sinh có thể đạt mức phát triển, hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất và chống lại sự sinh sôi, phát triển của rêu hại.
Cách làm rất đơn giản: mỗi ngày người chơi đều cung cấp dinh dưỡng cho cây, đa số là dùng phân hóa học (có thể dùng phân nước), ngày cuối cùng trong tuần người chơi phải thay nước 50% để reset lại quá trình. Ví dụ như sau: Thứ 2 4 và 6 chúng ta cung cấp đa lượng N P và K cho hồ thủy sinh, thứ 3 5 và 7 chúng ta cung cấp vi lượng. Chủ Nhật chúng ta thay nước 50%, và tiếp tục làm lại quá trình đó trong tuần tiếp theo. Lý do của việc cung cấp dinh dưỡng hằng ngày là để môi trường nước luôn dồi dào dinh dưỡng, lý do của việc tách bổ xung vi lượng và đa lượng khác ngày để hạn chế hiện tượng phản ứng hóa học, gây đục nước.
Phương pháp này hiệu quả đặc biệt cho những hồ có đèn sáng và rất sáng (1 wat / 1 lit hoặc hơn), và dành cho hồ phong cách Hà Lan, hồ nhiều cây, có nhiều CO2. Tuy nhiên nếu bạn chơi ít sáng, chơi rêu dương xĩ… thì cũng có thể áp dụng, mình sẽ hướng dẫn ở cuối bài.
1. Bạn cần những gì để theo EI dosing?
– 1 cái cân tiểu ly cỡ 100-200 ngàn, có thể mua ở lazada hay web online khác, nếu không có cân tiểu ly bạn có thể bộ muỗng mini (các bạn lên google search tad, dash, pinch, smidgen and drop)
– Phân hóa học Kali Nitrat (Kno3) – rẻ tiền, mua 1kg cỡ 100k dùng 2-3 năm không hết, các bạn mua online hay ra chợ hóa học mua nhé. Ai thích thì mua những chai cung cấp N như Seachem Nitrogen hay JBL Nitrogen cũng được, nhưng sẽ dùng 1 lượng lớn hằng tuần nên đương đối tốn kém.
– Phân khô Monopotassium Phosphate (KH2P04), mua dễ, rẽ tiền, dùng để cung cấp P. Ai thích có thể mua chai Seachem Phophorus hay Jbl P cũng được (tốn kém)
– Phân khô Potassium Sulphate (K2S04): dễ mua, rẽ, dùng để cung cấp K. Ai thích có thể mua chai Seachem Potassium hay JBL K
– Cuối cùng là vi lượng: Plantex Csm+b, hoặc chai Seachem Flourish (châm nhiều hàng tuần nên tốn kém). Csm+b hơi khó mua ở VN, đa số phải order từ ebay về, ở HN có mấy bạn bán cái này, cỡ 650k = 450gram, dùng được vài năm, tính ra vẫn rẽ chán. Các bạn có thể dùng chai SEACHEM FLOURISH hay bất cứ phân nước vi lượng nào thay thế CSM+B được, nhưng sẽ rất tốn kém vì lượng dùng hàng tuần là rất lớn.
2. Mục tiêu và liều lương:
Các bạn xem hình đi kèm bài viết nhé.
3. Cách dùng phân hóa học khô cho hồ chơi ráy, rêu, dương xĩ và những hồ ít sáng (từ 0,5w / 1 lít trở xuống)
– Những hồ ít sáng thì các bạn không thật sự cần bổ xung thêm No3 và PO4, các bạn có thể chỉ cung cấp thêm đa lượng K và vi lượng là đủ.
– Nếu các bạn chơi nền trơ hoặc đã hết dinh dưỡng sau 1 thời gian dài sử dụng, các bạn có thể bổ xung cả No3 và Po4, nhưng nên dùng 1/3 hay ½ liều lượng của EI method (có thể châm 1, 2 lần trong tuần, thay vì 6 liều / tuần)
Nguồn : Phạm Thành Văn